Dầu Trẩu Việt Nam
DẦU TRẨU
Tên
tiếng Anh: Tung Oil
Ngoài ra còn có tên
thương mại khác như: Vernicia Montana Oil, China Wood Oil
Tên khoa học: Aleurites
Montana
Thành phần chiết xuất:
Hạt trẩu
Phương pháp chiết
xuất: Ép
Sản lượng cung cấp: 200
tấn/năm
Mô tả thực vật:
Mô tả thực vật:
Cây Trẩu: Tên khoa học aleurites montana (lour.) Wils,
còn gọi là cây dầu sơn, ngô đồng,mộc đu thụ, thiên niên đồng, bancoulier,
abrasin, thuộc họ thầu dầu euphorbiaceae.
Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn, lá
đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên
bóng, màu sẫm, mặt dưới mờ, màu nhạt. Các lá đa dạng đều có một đặc điểm chung:
Ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có hai tuyến đỏ nổi rõ, cuống lá dài
7-10cm. Hoa đơn tính, cùng gốc, có khi khác gốc. Tràng 5, màu trắng, đốm tía ở
móng tràng. Quả hình trứng, màu lục, đường kính 3-5cm, mặt ngoài nhăn nheo, cấu
tạo bởi 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có một đường gn6 nổi cao, 3 hạt có 3 nội nhũ to
chứa có lá xẻ thùy nhiều dầu. Mùa hoa tháng 4, thường ra hoa trước khi lá
non xuất hiện. Thường tháng 9 lại có 1 vụ hoa nữa. Quả của lứa hoa trước
chín vào khoảng tháng 10.
Cây Trẩu mọc hoang và được trồng nhiều vùng từ cao
đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp nước ta. Trẩu ưa đất mát, thoát
nước,trên có dốc. Hầu hết các tỉnh đều có trẩu, miền Bắc như Ninh Bình, Nam
Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Hoa
Nam - Trung Quốc trẩu mọc và được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây. Tuy trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ
xốp vừa phải, đất không mát và không tốt thì cay trẩu kém phát triển. Ở những
đất thích hợp cây trẩu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành
mọc thành tầng ngang, đều. Có thể trồng Trẩu để che phủ chè, dứa hay cà phê.
Một tạ hạt (cả vỏ) cho chừng 19-20kg dầu và 60-65 khô (bã).
Chỉ tiêu chất lượng dầu Trẩu:
Cảm quan: Chất lỏng, màu
vàng, mùi thơm đặc trưng
Tỷ trọng (ở 20C): 0,920-0,945
Chỉ số khúc xạ: (ở 20C): 1,500-1,520
Chỉ số acid: 1,4
Chỉ số iod: 149,5-170,58
Chỉ số xà phòng: 193,38-196,73
Tỷ trọng (ở 20C): 0,920-0,945
Chỉ số khúc xạ: (ở 20C): 1,500-1,520
Chỉ số acid: 1,4
Chỉ số iod: 149,5-170,58
Chỉ số xà phòng: 193,38-196,73
Thành phần chính: Dầu Trẩu chứa acid béo chủ yếu là α-eleostearic (70 – 80%). Đây
là dạng acid béo chưa no với 3 nối đôi có khả năng oxy hoá mạnh, nên dầu mau
khô. Khi khô kết thành màng có tính chất chống ẩm chịu được thời tiết biến đổi
cao, sức co giãn tốt, có tác dụng chống gỉ.
Sau khi ép dầu, khô bã còn lại chứa tới 50% protein thô, 7,5% tro,
3% cellulose và một số hợp chất khác (trong đó có saponin).
Trong lá và hạt Trẩu có chất saponorit độc, không thể dùng làm
thức ăn cho gia súc được.
Nhận xét
Đăng nhận xét